HÀNG HÓA PHÁI SINH LÀ GÌ??
Hàng hóa phái sinh ra đời trước được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính.
Hàng hóa phái sinh ra
đời nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lới nhuận từ sự chênh lệch giá
hàng hóa
Hàng hóa phái sinh giúp người nông dận chủ động được giá bán sản phẩm
với giá cao và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Với giao dịch bán trước sản phẩm mình sản xuất với thời hạn giao hàng là một thời
điểm định trước trong tương lại” ví dụ: 6 tháng hay 1 năm sau”.
Nếu giá biến động đi xuống thì người nông dân vân giữ được mức lợi nhuận định
trước và yên tâm sản xuất sản phẩm để đem lại năng suất cao mà không phải bận
tâm về được mùa mất giá và được giá mất mùa.
Hàng hóa phái sinh cũng là công cụ giúp cho các doanh nghiệp mua
bán hàng hóa có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng
1 lệnh bán tương ứng lại để yên tâm mua bán trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh
hưởng bởi giá cả thị trương lên xuống nhằm giảm tránh rủi ro.
Có thể hiểu đơn giản Hàng hóa phái sinh là
hình thức giao dịch hàng hóa trong tương lai tại mức xác định giá nhất định.
Hai bên sẽ xác định các điều kiện bao gồm mức giá, thời gian giao hàng, số tiền
danh nghĩa, thời gian và nghĩa vụ của hai bên.
Hiện tại ở Việt Nam có 4 loại hàng hóa được giao dịch
dưới dạng hợp đồng phái sinh bao gồm: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại
và năng lượng.
Các loại hợp đồng Hàng hóa phái sinh:
1.Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là loại giao dịch mà bên mua và bên
bán sẽ thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa ở một thời điểm nhất định
trong tương lai.
2.Hợp đồng tương lai
Đây là loại giao dịch phái sinh hàng hóa ký kết ở hiện
tại nhưng thời gian thực hiện ở tương lai. Cụ thể, hai bên thực hiện mua/bán một
khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định, bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ nhất
định trong hợp đồng. Việc chuyển giao sẽ được thực hiện ở tương lai. Bên mua và
bên bán đều biết rõ những yếu tố sau:
Loại hàng hóa sẽ mua bán
Khối lượng hàng hóa
Thời điểm giao dịch (thời điểm bên mua nhận chuyển
giao hàng hóa từ bên bán)
Mức giá thanh toán
Sở giao dịch cũng đóng vai trò là quản lý, giám sát
các bên thực hiện đúng cam kết. Các nhà đầu tư tham gia cần đáp ứng yêu cầu về
ký quỹ mới được tham gia hợp đồng tương lai này.
3. Hợp đồng quyền chọn hàng hóa
Hàng hóa phái sinh loại
này như một loại thỏa thuận quyền được mua hoặc bán số lượng hàng hóa ở một mức
giá định trước và thời gian xác định. Các yếu tố như: Loại hàng hóa, Khối lượng
hàng hóa, Thời điểm giao, đồng tiền định giá được thực hiện theo quy định của
quốc tế. Việc tất toán được thực hiện thông qua việc thanh toán phần chênh lệch
giá giữa các bên.
Vào kỳ đáo hạn, quyền chọn mua sẽ nhận được giá trị nằm
trong khoảng sau:
Max[ (Giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng – giá thị
trường ); 0].
Đối với quyền
chọn mua sẽ nhận được giá trị nằm trong khoảng sau:
Min[( Giá thị
trường – Giá tại thời điểm ký hợp đồng;0].
Các nhà đầu tư
có thể chọn quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán.
Quyền chọn mua
một thời điểm hoặc trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
Ngược lại, quyền chọn bán được bán các hàng hóa với một
giá xác định tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm trong tương lai. Với loại
giao dịch này, quyền chọn mua và quyền chọn bán cũng sẽ có những người mua và
bán các quyền này.
4. Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa
Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là giao dịch mà hai
bên tham gia sẽ trao đổi cho nhau một số tiền. Số tiền này sẽ dựa trên mức giá
thả nổi hoặc mức giá cố định tính trên khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ
thanh toán. Một bên sẽ thanh toán theo mức giá thả nổi và bên còn lại sẽ thanh
toán theo mức giá cố định.
Địa chỉ: số 7, đường 39, KP2, P.Bình An, Q.2, TP.HCM
Hotline: 076 89 89 778
cofuwo
04/08/2020